0962801374

TỪ A – Z VỀ CÁCH CHĂM SÓC MÈO CON | KINH NGHIỆM, LƯU Ý

TỪ A – Z VỀ CÁCH CHĂM SÓC MÈO CON | KINH NGHIỆM, LƯU Ý
Thời điểm cai sữa
Mèo mẹ thường bắt đầu cai sữa cho mèo con vào khoảng 4 tuần tuổi. Đến 8 tuần tuổi, mèo con bắt đầu có thể ăn thức ăn dạng cứng. Mèo con hơn 3 tháng tuổi vẫn rất quấn mèo mẹ và vẫn cần nhiều sự chăm sóc, nhưng điều này khiến chúng thoải mái và yên tâm hơn là về dinh dưỡng.
 
Thời điểm cai sữa của mèo
Thời điểm cai sữa của mèo
Nói chung, mèo nhỏ không nên được tách khỏi mèo mẹ cho đến khi chúng được ít nhất 8 tuần tuổi. Mèo con tách khỏi mẹ khi còn quá nhỏ cần được chăm sóc đặc biệt. Ngoại lệ cho điều này là những chú mèo con hoang cần được tách khỏi mèo mẹ khi chúng không quá 4 tuần tuổi để mèo con có thể được xã hội hóa (thích nghi được với môi trường hoang dã).
 
Sắp xếp chỗ ở
Set up chỗ ở cho mèo nhỏ
Set up chỗ ở cho mèo nhỏ
1. Tạo một khu vực an toàn cho bé mèo.
 
Mặc dù mèo con của bạn sẽ không cần phải ở trong chuồng (trừ khi bạn đang vận chuyển hoặc cần giữ yên trong chuồng hoặc người vận chuyển mèo tạm thời để giữ an toàn cho mèo con), đây sẽ là một ý tưởng tốt để bạn tạo không gian an toàn cho bé mèo. Không gian này nên để ngoài tầm với của vật nuôi khác và trẻ nhỏ trong nhà. Bạn có thể chọn một phòng ngủ không sử dụng là nơi ở an toàn cho chú mèo nhỏ; và bạn sẽ cần phải đặt thêm một số vận dụng cần thiết vô bên trong phòng của mèo.
 
2. Đặt một khay/hộp đựng cát mèo.
 
Mèo con của bạn sẽ cần phải học cách đi vệ sinh trong khay/hộp đựng cát bạn để ở trong nhà. (Đừng lo lắng! Điều này thật sự dễ hơn bạn nghĩ về việc huấn luyện một chú mèo con sử dụng khay/hộp vệ sinh). Hãy mua một khay/hộp vệ sinh dành cho mèo nhỏ, loại vừa với size bé mèo nhà bạn, để mèo con có thể dễ dàng leo vào bên trong. Khay/hộp vệ sinh này bạn sẽ cần phải thay đổi tùy vào kích cỡ sau này của mèo. Ngoài ra, bạn nên mua cát vệ sinh dành cho mèo nhỏ. Cách tốt nhất là bạn nên hỏi trạm cứu hộ hoặc người chăm sóc trước đó để hỏi xem là họ sử dụng loại cát nào cho mèo nhỏ. Điều này sẽ làm cho bé mèo cảm thấy quen thuộc hơn và nhiều khả năng mèo con của bạn sẽ sử dụng loại cát này.
 
Xem thêm: Cát hút ẩm, vệ sinh cho mèo: Link mua hàng Lazada
 
3. Chuẩn bị đồ ăn và nước uống.
 
Bé mèo của bạn sẽ cần phải được uống nước sạch, hãy tìm một đĩa nhỏ đựng nước cho mèo, loại mà mèo không thể lật đổ được. Đĩa cho mèo cần phải nặng ở đáy và không quá cao để mèo có thể uống nước dễ dàng khi mèo còn nhỏ và sẽ không bị lật nếu chú mèo đặt chân lên mép đĩa hoặc đặt cả chân vào đĩa.
 
4. Chuẩn bị các vật dụng để mèo cào móng.
 
Nếu mèo con của bạn muốn cào móng, bạn nên chuẩn bị cho mèo các đồ dùng chuyên biệt để mèo có thể thoải mái cào móng, nếu không mèo sẽ cào vào các vật dụng trong nhà như thảm, đồ nội thất, tường… Một số con mèo thích các vật dụng có thể cào móng đứng thẳng hoặc một số con thì lại thích các vật nằm phẳng trên sàn nhà. Bạn nên quan sát xem mèo nhà bạn hay có thói quen cào móng như thế nào, sau đó bạn có thể chọn ra loại đồ dùng cào móng phù hợp cho bé mèo nhà mình.
 
Xem thêm: Đồ chơi cho mèo: TẠI ĐÂY
 
5. Chuẩn bị thêm chỗ để mèo có thể leo trèo.
 
Mèo là loại động vật thích leo trèo, chúng sẽ luôn trèo lên các vật dụng trong nhà như tủ, kệ, thậm chí là rèm cửa để thỏa mãn sở thích này, điều này chắc chắn sẽ gây ra tình trạng xước, hư hại cho vật dụng trong nhà. Vì vậy bạn phải trang bị thêm các vật dụng chuyên biệt để mèo có thể leo trèo thỏa thích, đồng thời có thể kéo dài “tuổi thọ” cho các đồ dùng thiết bị trong nhà. Cat-tree sẽ là một lựa chọn hoàn hảo trong tình huống này, bạn nên đặt cat-tree ở gần cửa sổ, để mèo có thể trèo lên nhìn ngắm thế giới bên ngoài.
 
Mèo con ăn gì? Cách cho ăn
1. Hãy chắc chắn rằng mèo con của bạn luôn có đủ nước uống.
 
Một số chú mèo hơi kén chọn và sẽ không muốn uống nước được đặt ngay bên cạnh đĩa thức ăn, nhiều con mèo cũng không uống nước bẩn. Bạn hãy thử di chuyển đĩa nước quanh phòng nếu chú mèo của bạn không uống nước và thay nước thường xuyên để đảm bảo nước luôn sạch. Bạn cũng có thể cân nhắc mua cho bé mèo nhà mình vòi uống nước tự động “cat water fountain” để kích thích sự quan tâm của mèo, và giúp mèo luôn có đủ nước sạch để uống. (Bạn có thể tham khảo các sản phẩm qua đường link bên dưới)
 
Link mua hàng Lazada
 
2. Hãy xem xét việc cho mèo con ăn thức ăn khô.
 
Thức ăn khô cho mèo con
Thức ăn khô cho mèo con
Nếu bạn chọn sử dụng thức ăn khô cho mèo, bạn có thể cho mèo ăn mọi lúc. Thông thường, mèo sẽ không ăn quá nhiều. Tuy nhiên, cũng có những ngoại lệ cho việc này. Nếu mèo con của bạn bắt đầu tăng cân quá nhiều, hãy nói chuyện với bác sĩ thú y để lựa chọn cho mèo con của bạn chế độ ăn và loại thức ăn phù hợp.
 
Cố gắng không để quá nhiều thức ăn trong bát mèo vượt quá mức ăn tiêu chuẩn 1 ngày hoặc bạn cũng có thể chia nhỏ đồ ăn ra (tức là khi nào cần cho ăn thì mới đổ đồ ăn vào bát, như vậy sẽ dễ kiểm soát lượng thức ăn mèo ăn mỗi bữa). Đồ ăn nên thay mới trong vòng 24h từ khi bạn đổ vào bát ăn của mèo, thay đồ ăn tươi mới hơn để tránh việc đồ ăn cũ đã quá khô, mèo sẽ không ăn nữa.
 
Tham khảo thêm:
 
Hạt khô Royal Canin Baby Tốt cho mèo con từ 1 – 4 tháng: Link mua hàng Lazada
 
Hạt khô Royal Canin Kitten Tốt cho mèo con từ 4 – 12 tháng: Link mua hàng Lazada
 
3. Cho mèo ăn thức ăn đóng hộp (Pate mèo) hai đến bốn lần mỗi ngày
 
Thức ăn đóng hộp (còn gọi là pate mèo) rất tốt cho mèo nhỏ vì nó bổ sung một số chất lỏng vào chế độ ăn của mèo, có thể giúp mèo không bị táo bón. Hãy dạy cho mèo con của bạn biết lượng thức ăn chúng có thể ăn mỗi lần ăn, sau đó bạn hãy cất dĩa thức ăn đi, chỉ khi nào cho ăn mới đem ra. Nếu bạn đang cho mèo con ăn thức ăn khô, hai phần thức ăn đóng hộp là rất nhiều. Tuy nhiên, nếu bạn không sử dụng thực phẩm khô, bạn sẽ cần cho mèo ăn thức ăn đóng hộp ba hoặc bốn lần mỗi ngày.
 
Xem thêm: Pate cho mèo con:
 
 
 
4. Sữa cho mèo con
 
Sữa cho mèo con
Sữa cho mèo con
Đừng cho mèo con uống sữa bò – nó có thể làm cho mèo bị bệnh và bị tiêu chảy. Bạn có thể dễ dàng kiếm được loại sữa chuyên biệt dành cho mèo nhỏ để thay thế sữa của mèo mẹ tại nhiều cửa hàng thú cưng trong khu vực. Chúng tôi giới thiệu sữa KMR. Khi mèo con được 8 tuần tuổi trở lên, chúng không còn cần uống sữa nữa nhưng dù sao cũng có thể vẫn thích uống sữa.
 
(Chú thích: ở thị trường Mỹ họ chuộng sử dụng sữa KMR, nhưng ở Việt Nam, sữa Bio dễ dàng tìm kiếm hơn ở bất kì thú y hoặc pet shop nào, hoặc theo đường link mua hàng bên dưới)
 
Xem thêm: Sữa Bio Cho mèo con
 
 
 
Xem thêm: Tôi nên cho Mèo ăn gì? Chế độ ăn theo đừng độ tuổi ở mèo
 
Cách bế mèo con
Cách bế mèo
Cách bế mèo
1. Đừng làm chú mèo của bạn hoảng sợ.
 
Nhiều mèo lớn và cả mèo nhỏ không thích được ôm ấp, nhưng điều quan trọng là bạn phải biết cách làm thế nào để giữ cho mèo con của bạn cảm thấy an toàn và cũng để tránh cho mèo con cắn hoặc cào bạn. Đừng làm cho mèo con của bạn hoảng sợ bằng cách tóm lấy mèo từ phía sau, mèo có thể cắn hoặc cào bạn khi vũng vẫy thoát ra ngoài.
 
2. Hãy đợi cho đến khi mèo con đã sẵn sàng để gần bạn.
 
Bạn hãy tạo cảm gián thân thiện với mèo bằng cách nhẹ nhàng vuốt ve hoặc chơi cùng mèo 1 món đồ chơi mới, đây là thời điểm tuyệt vời để tạo cảm giác an toàn với mèo cưng và bế chúng.
 
3. Đặt một tay dưới ngực và tay kia dưới đuôi của mèo. Luôn luôn sử dụng hai tay khi bế mèo con ngay cả khi mèo rất nhỏ.
 
4. Kéo mèo con lại gần bạn ngay cả khi mèo có vẻ đang sợ bạn, nhẹ nhàng vuốt ve mèo để mèo có thể cảm nhận được sự an toàn từ bạn.
 
Cách vệ sinh mèo con
Cách vệ sinh cho mèo con
Cách vệ sinh cho mèo con
1. Quan xét mèo con, xem chúng có biết cách vệ sinh cơ thể hay không?
 
Hầu hết các con mèo con sẽ học cách vệ sinh cơ thể từ mèo mẹ. Nhưng nếu mèo con của bạn bị tách khỏi mẹ sớm, và hầu hết trong các trường hợp này, mèo con sẽ không biết cách vệ sinh cơ thể của mình. Bạn hãy theo dõi xem liệu bé mèo nhà bạn có liếm mép, làm sạch mặt sau khi ăn hoặc tự chải chuốt bộ lông của chúng để chúng luôn sạch sẽ hay không? Nếu mèo con có thể tự làm những việc đó, thì thật đáng mừng. Còn nếu không, thì bạn sẽ cần phải hưỡng dẫn hay vệ sinh cho các bé mèo nhiều hơn.
 
2. Lau nhẹ chú mèo bằng miếng vải thấm nước ẩm.
 
Khi mèo con ăn xong hoặc nếu bạn thấy mèo có vẻ không được sạch sẽ, hãy lấy một miếng vải mềm thấm nước ẩm để lau sạch cho mèo con. Hãy lau thật nhanh vì mèo con chắc chắn sẽ không thích được lau như vậy. Chỉ cần làm 1 hoặc 2 lần là đủ.
 
3. Thường xuyên kiểm tra phần phía dưới mông, đuôi của mèo con.
 
Mèo con thường khó vệ sinh phần phía dưới đuôi của mình, vì vậy bạn cần phải giúp mèo con vệ sinh phần này. Sử dụng một miếng bông hoặc miếng vải ướt để làm điều này. Mèo con sẽ được giữ sạch sẽ và không có mùi hôi cho tới khi chúng có thể tự vệ sinh cơ thể của mình.
 
4. Giúp mèo đi vệ sinh.
 
Nếu chú mèo của bạn còn quá nhỏ, bạn cần xoa bụng và dưới đuôi của chúng để khuyến khích mèo đi vệ sinh. Nên sử dụng miếng bông thấm ẩm để nhẹ nhàng lau sạch chỗ dơ cho mèo. Bạn nên làm điều này mỗi khi cho mèo ăn xong. Điều này thực sự chỉ cần thiết cho những chú mèo con rất nhỏ chỉ mới vài tuần tuổi hoặc nhỏ hơn.
 
5. Hạn chế tắm cho mèo con.
 
Nếu như mèo con của bạn quá dơ hoặc bị bọ chét thì bạn có thể tắm cho mèo. Nếu không thì bạn không nên tắm cho mèo con, hoặc trong trường hợp mèo con của bạn có vấn đề về da và thú y khuyên bạn nên tắm cho mèo theo phương pháp trị liệu riêng. Chỉ sử dụng một chút nước ấm trong bồn tắm hoặc bồn rửa và dầu gội cho mèo nhỏ. Đối với bọ chét, bạn có thể sử dụng dung dịch rửa chén Dawn (loại dùng để rửa chén bằng tay), vì mèo con thường không chịu được dầu gội trị bọ chét cho mèo lớn. Hãy chắc chắn lau khô mèo con của bạn bằng khăn mềm và giữ ấm mèo con cho đến khi chúng đã khô hoàn toàn.
 
Hoặc có thể trị bọ chét bằng nhiều loại thuốc nhỏ gáy chuyên dụng (có thể mua ở thú y hoặc đường link bên dưới)
 
 
 
6. Chải lông cho mèo con hàng ngày.
 
Sử dựng bàn chải lông mềm để nhẹ nhàng chải lông cho mèo con. Điều này sẽ giúp loại bỏ lông thừa và giữ mèo luôn sạch sẽ. Nếu mèo không thích chải lông thì bạn chỉ cần cố gắng chải một vài lần mỗi ngày. Nếu là mèo lông dài, bạn sẽ cần phải kiên trì chải lông hơn bình thường, hãy thử chải lông cho mèo trong 1 vài phút hoặc lâu hơn vài lần trong ngày.
 
Link lược chải lông Lazada
 
Cách vệ sinh khay/hộp đựng cát mèo
Khay vệ sinh cho mèo nhỏ
Khay vệ sinh cho mèo nhỏ
1. Dọn khay/hộp đựng cát mèo 2 lần 1 ngày.
 
Nếu bạn sử dụng loại cát vón cục, thì mỗi sáng và tối bạn nên dùng xẻng xúc cát mèo để xúc chất thải của mèo ra. Cho chất thải vào bịch ni lông cột kín lại, rồi hãy bỏ thùng rác.
 
2. Thay cát mới hoàn toàn 1 lần 1 tuần.
 
Bỏ chất thải của mèo vào thùng rác. Xịt khay đựng cát bằng nước nóng và 1 chút nước rửa chén hoặc giấm, sau đó rửa sạch lại hoàn toàn và để khô ráo nước hoàn toàn trước khi đổ cát mới lại vào khay. Sẽ thuận tiện hơn nếu như bạn có 2 khay đựng cát cho mèo, để tránh trường hợp mèo của bạn sẽ đi vệ sinh ra ngoài trong khi bạn đang rửa khay đựng cát hoặc đang đợi khay khô.
 
3. Quét xung quanh khay đựng cát thường xuyên.
 
Mỗi khi mèo đi vệ sinh xong, chúng thường sẽ làm văng cát ra ngoài khay. Vì vậy bạn nên quét xung quanh khay 1 hoặc 2 ngày 1 lần. Bạn cũng có thể lau xung quanh khay bằng xà phòng dịu nhẹ. Đừng sử sụng bất kì chất tẩy rửa nào trên sàn gần khay đựng cát của mèo, vì như vậy sẽ không an toàn cho mèo của bạn.
 
Chơi đùa với mèo con
Chơi với mèo
Chơi với mèo
Chơi đùa là điều rất quan trọng đối với mèo con. Chúng sẽ học cách giao tiếp, phát triển các kỹ năng về thể chất, tập thể dục và có khoảng thời gian vui vẻ. Chú mèo có một thời gian tuyệt vời để chơi cùng với nhau – chạy vòng quay nhà, rình rập, vồ vập, rượt đuổi và liếm lông cho nhau. Mèo không biết rằng chúng đang làm đau bạn khi chúng vồ lấy hoặc cắn tay bạn, hoặc tèo lên chân quần của bạn, vì vậy hãy kiên nhẫn và bỏ qua cho chú mèo nhỏ của bạn nhé. Nếu bạn chỉ có một con mèo con, bạn sẽ là tâm điểm của tất cả sự chú ý khi chơi đùa của chúng. Bạn có thể “huấn luyện” mèo của bạn không cắn hoặc cào bằng cách la chúng bất cứ khi nào mèo con quá nghịch ngợm. Đây là cách để chú mèo biết rằng chúng đã quá nghịch và cần dừng lại. Một ý tưởng có thể giúp cứu cánh tay của bạn khỏi trầy xước là cho mèo con thêm một “người bạn để vật lộn” – có thể là một món đồ chơi nhồi bông hoặc chiếc tất cũ chứa đầy vải mềm hoặc vớ – để mèo con có thể thoải mái cắm những chiếc răng nhỏ và móng vuốt của chúng vào đó. Khi mèo đã quen chơi với đồ chơi thì chúng sẽ không cắn, cào bạn nữa.
 
Xem thêm: Top 10 đồ chơi cho mèo không thể thiếu
 
Làm sao biết được mèo của bạn đang khỏe mạnh và vui vẻ
Cách nhận biết chú mèo có khỏe mạnh không
Cách nhận biết chú mèo có khỏe mạnh không
1. Kiểm tra mắt, tai và mũi mèo con của bạn.
 
Mắt của mèo phải sáng và trong, và mũi không có dịch tiết. Tai của mèo cũng phải sạch sẽ bên trong. Nếu bạn thấy dịch tiết từ mắt hoặc mũi, đặc biệt là nếu mắt không trong (nhìn có vẻ đục), hoặc tai trông bẩn hoặc bị trầy, hãy đến gặp bác sĩ thú y để kiểm tra.
 
2. Kiểm tra lông mèo con.
 
Lông của mèo thường mềm và nhiều. Nếu chúng rụng quá nhiều, loang lổ, có những đốm hói to (thường thì bạn sẽ khó nhìn thấy các mảng lông lớn rụng do mèo hầu như rụng lông mỗi ngày) thì bạn nên đưa mèo tới gặp bác sĩ thú y.
 
3. Hãy chắc chắn rằng mèo con của bạn ăn, uống đủ bữa mỗi ngày.
 
Mèo có thể không ăn cùng một lượng thức ăn mỗi ngày, nhưng nếu mèo của bạn bỏ ăn nhiều hơn một bữa, thì bạn nên suy xét tới việc mèo của bạn có thể đã bị bệnh.
 
4. Hãy chắc rằng mèo của bạn đi vệ sinh mỗi ngày.
 
Khi bạn kiểm tra, vệ sinh khay đựng cát nên chắc rằng trong khay có chất thải của mèo (phân và nước tiểu). Phân mèo phải luôn luôn ở dạng rắn, nếu mèo của bạn bị tiêu chảy, không đi tiểu hoặc “đi nặng” mỗi ngày, bạn nên đưa mèo đi kiểm tra sức khỏe.
 
5. Hãy lưu ý các hoạt động thường ngày của mèo.
 
Mèo con là một sinh vật kỳ lạ, hay thay đổi. Có ngày thì chúng chạy quanh nhà, có ngày thì lại ngủ nguyên ngày. Một phút trước chúng đang làm nũng bạn, một phút sau thì lại cắn bạn và trốn dưới gầm giường. Đây là tất cả các hành động bình thường của mèo và bạn có thể sẽ thấy những hành vi này hàng ngày hoặc mỗi vài ngày. Tuy nhiên, nếu mèo của bạn đột nhiên lại không muốn chơi với đồ chơi hàng ngày của chúng, hoặc nếu mèo của bạn chỉ ngủ nguyên ngày, không muốn dậy, chạy nhảy hoặc làm nũng bạn thì đó là những dấu hiệu cho thấy mèo nhà bạn đang gặp vấn đề gì đó về sức khỏe hoặc tâm lý.
 
Trong trường hợp bé mèo bỏ ăn hoặc ăn ít, bạn có thể sẽ cần phải ép cho bé ăn (xem bên dưới). Tuy nhiên bạn cũng cần phải đưa bé mèo tới gặp bác sĩ thú y ngay để tránh trường hợp xấu.
 
Để ép cho mèo ăn, bạn sẽ cần có ống nhỏ giọt hoặc ống tiêm. Trộn thức ăn đóng hộp dành cho mèo với loại sữa chuyên biệt thay thế cho sữa mèo mẹ, khuấy đều lên để tạo thành hỗn hợp sệt (sử dụng máy xay sinh tố để trộn được đều hơn). Đổ đầy thức ăn vào ống nhỏ giọt hoặc ống tiêm và đặt nó vào miệng của mèo con. Từ từ cho mèo con ăn từng chút một để mèo không bị nghẹn. Khối lượng ăn phụ thuộc vào trọng lượng của mèo, trong trường hợp này nên cho mèo con ăn ít không nên cho ăn quá nhiều.
 
Chăm sóc thú y
Chăm sóc thú y
Chăm sóc thú y
1. Tẩy giun.
 
Mèo con sẽ cần được tẩy giun ít nhất một lần và có thể hai lần. “Giun” thường là giun tròn hoặc giun kim. Chúng được truyền cho mèo nhỏ qua đường sữa mẹ. Bác sĩ thú y có thể cho mèo con của bạn một liều thuốc như Strongit để tiêu diệt những ký sinh trùng này khi mèo được 6 tuần tuổi. Điều này nên được theo dõi 2 tuần sau bằng liều thuốc thứ hai hoặc xét nghiệm phân để đảm bảo rằng tất cả các con giun đã bị giết.
 
Nếu sau khi tẩy giun, phân của chú mèo của bạn bị nhão, có chất nhầy hoặc máu trong đó, hãy đem bé mèo tới gặp bác sĩ thú y ngay lập tức. Có nhiều loại ký sinh trùng đường ruột khác, chẳng hạn như Coccidia, có thể lây nhiễm cho mèo con. Chúng đòi hỏi các phương pháp điều trị khác nhau tùy thuộc vào ký sinh trùng.
 
2. Các xét nghiệm cho bệnh giảm bạch cầu và FIV.
 
Nếu bạn không nuôi mèo trước đây, bạn có thể chưa bao giờ nghe nói về căn bệnh nguy hiểm này. Bệnh giảm bạch cầu và Virus suy giảm miễn dịch ở mèo (FIV- Xem chi tiết: Tại đây) là những bệnh tấn công hệ thống miễn dịch, giống như HIV ở người. (Cả hai bệnh này đều không thể lây sang con người.) Nếu có thể, hãy xét nghiệm mèo mẹ hai loại bệnh này. Thông thường, mèo con sẽ không mắc một trong những bệnh này trừ khi mèo mẹ mắc bệnh. Nếu mèo mẹ không bị nhiễm bệnh, bạn có thể cho mèo con của bạn đi xét nghiệm giảm bạch cầu, đây là bệnh truyền nhiễm nhất trong hai bệnh. Bạn có thể phải đợi khoảng 6 tuần sau khi xét nghiệm FIV rồi mới được đón mèo con về nhà. Bơi vì xét nghiệm có thể cho kết quả dương tính giả nếu mèo con đã tiếp xúc với FIV thông qua mèo mẹ, nhưng không mắc bệnh.
 
3. Tiêm phòng FPV
 
Mèo con cần được tiêm phòng bệnh này khi còn nhỏ. Vắc-xin FPV điển hình còn có thể phòng ngừa được cả virus đường hô hấp trên. Virus FPV là virus cực kì nghiêm trọng, thường gây tử vong, dễ lây truyền, vì vậy đừng trì hoãn việc tiêm vắc-xin quan trọng này. Mèo của bạn nên được tiêm mũi đầu tiên khi khoảng 8 tuần tuổi. Tiêm mũi nhắc lại thứ hai khoảng 3 đến 4 tuần. Sau này, mèo sẽ cần được tiêm nhắc lại mỗi năm một lần.
 
4. Tiêm phòng bệnh dại.
 
Bệnh dại là một căn bệnh nghiêm trọng, gây tử vong, có thể tấn công bất kỳ động vật có vú nào, kể cả con người. Ở nhiều địa phương (bao gồm cả Maryland), theo luật pháp, bạn phải tiêm phòng cho thú cưng của mình bệnh dại. Mèo con của bạn nên tiêm vắc-xin bệnh dại đầu tiên khi bé được 4 tháng tuổi và tiêm nhắc lại để tăng cường vắc-xin một năm sau đó. Sau lần tiêm nhắc lại này, thì cứ ba năm tiêm nhắc lại vắc-xin một lần.
Nguồn tham khảo:
  1. Trung Tâm Dược Liệu Dưỡng Sinh Đông Y Thú Cưng LotiPET
ĐT: 0962801374 và 0382520434

http://lotipet.com
http://facebook.com/LotiPET
http://youtube.com/LotiPET
  1. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, GS. TS. Lê Thanh Hòa – Công Nghệ Sinh Học đối với Cây Trồng Vật Nuôi và Bảo Vệ Môi Trường - NXB Y Học - 2006
  2. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, ThS. Lê Khánh Linh, ThS. Đái Thị Việt Lan -  Cẩm Nang Phòng Trị Bệnh Động Vật Bằng Phương Pháp Y Học Cổ Truyền kết Hợp Y Học Hiện Đại -  2016
  3. BS. Lê Khánh Đồng - Châm Cứu Đơn Giản - NXB Y Học 1962
  4. LY. Lê Đắc Quý, ThS. Lê Khánh Linh - Đông Y Điều Trị Bệnh - NXB Y Học 2012
  5. GS. DS. Lê Khánh Trai, GS. BS. Nguyễn Tài Thu - Hệ Kinh Lạc - 1990
  6. BS. Nguyễn Khắc Viện - Dưỡng Sinh Việt Nam – 1989
  7. TS. Phạm Quang Trung - Bài Giảng Thú Y - 2010
  8. GS. Janet Amundson Romich - Dược Thú Y - USA 2011
  9. GS. Steve L. Stockham, GS. Michael A. Scott - Thú Y - USA 2008
  10. GS. David Alderton, Alan Edwards, Mike Stockman, Peter Larkin - Toàn Tập: Thú Cưng và Chăm Sóc Thú Cưng – United Kingdom 2011


X